BÍ QUYẾT GIẢM ĐAU KHI NIỀNG RĂNG

Phương pháp niềng răng trẻ em

Nội Dung Chính

Niềng răng là một hành trình điều chỉnh vị trí răng để cải thiện hình dáng của hàm, có thể đau và khó chịu. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, Nha khoa Sao Mỹ sẽ chia sẻ với bạn bí quyết giảm đau khi niềng răng và tăng cường sự thoải mái trong quá trình điều trị. 

Một số phương pháp niềng răng phổ biếnrăng

Quá trình điều trị niềng răng thường kéo dài một khoảng thời gian từ vài tháng đến vài năm, tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân và phương pháp niềng được chọn. Lựa chọn loại niềng răng nào cần được bác sĩ tư vấn sau khi thăm khám và bệnh nhân quyết định dựa trên khả năng tài chính của mình. Một số phương pháp niềng răng thường được sử dụng:

Niềng răng mắc cài

Là phương pháp niềng răng có hệ mắc cài được gắn cố định cùng với dây cung trên răng. Có nhiều loại mắc cài khác nhau:

  • Mắc cài kim loại: Kỹ thuật niềng răng truyền thống, mặc dù lâu năm nhưng vẫn chưa bao giờ lạc hậu về mặt hiệu quả.
  • Mắc cài sứ: Kỹ thuật cải tiến từ niềng răng mắc cài kim loại để nâng cao tính thẩm mỹ và sự thoải mái cho người niềng trong giao tiếp.
  • Niềng răng mắc cài tự động: Phát minh nâng cấp từ kỹ thuật niềng răng mắc cài kim loại nhưng các chốt (kim loại hoặc sứ) có thể chủ động đóng mở linh hoạt để cố định dây cung. Phương pháp này duy trì được lực ổn định, giảm ma sát nên người niềng thấy dễ chịu hơn so với hai loại mắc cài trên.
  • Niềng răng mặt trong: Khung niềng sẽ mặt phía mặt trong của răng nên sự bất tiện về mặt thẩm mỹ trong giai đoạn niềng răng được giải quyết. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là hiệu quả chậm và không được thoải mái lắm bởi nó dễ bị vướng lưỡi gây khó chịu.

Niềng răng trong suốt Invisalign

Phương pháp niềng răng tiên tiến nhất hiện nay rất được ưa chuộng. Khay niềng được làm bằng nhựa dẻo trong suốt, được thiết kế cá nhân hoá ôm khít vào răng. Công nghệ này đảm bảo được cả tính thẩm mỹ lẫn hiệu quả niềng răng. 

Niềng răng kết hợp phẫu thuật

Có những trường hợp bị hô, móm nặng do cấu trúc xương hàm thì phải cần phẫu thuật để chuẩn khớp cắn, sau đó phải niềng để răng đều và đẹp. Đây là một hành trình dài và khó khăn, cần sự hợp tác và tính kiên nhẫn của bệnh nhân khá cao. 

Những nguyên nhân gây đau khi niềng răng

Bản chất của niềng răng là tác động lực để điều chỉnh, sắp xếp răng về đúng vị trí mong muốn. Vì vậy, cảm giác đau và khó chịu là không thể tránh khỏi, đặc biệt là trong những ngày đầu tiên khi bệnh nhân chưa thích nghi với lộ trình. Có nhiều nguyên nhân gây đau và khó chịu, tuỳ vào mỗi người. Dưới đây là một số lý do chính:

  • Áp lực và di chuyển răng

Quá trình di chuyển và sắp xếp răng đến vị trí mong muốn đã tạo ra áp lực trên răng và hàm. Điều này có thể gây đau và cảm giác khó chịu, đặc biệt là thời điểm siết răng. 

  • Nhổ răng

Thực tế, bác sĩ vấn ưu tiên bảo toàn răng thật tốt nhất có thể. Tuy nhiên, có những trường hợp buộc phải nhổ chiếc răng nào có vấn đề để tạo khoản trống cho các răng khác dịch chuyển trong quá trình niềng. Số lượng răng phải nhổ sẽ tuỳ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. 

  • Khi chưa quen khí cụ/ mắc cài

Giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, khi gắn mắc cài, bạn sẽ ít nhiều cảm nhận được những cơn đau răng. Các khí cụ (thun tách kẽ, nong hàm, …) khi được gắn vào sẽ vướng vào phần môi và má khiến người niềng không thấy thoải mái. Đồng thời, răng cũng sẽ hơi đau ê trong khoảng 1 -2 tháng đầu nhưng sau đó sẽ mất dần cảm giác ấy. 

  • Sưng và viêm nhiễm

Niềng răng có thể gây sưng hoặc viêm nhiễm trong vài ngày đầu tiên khi gắn khí cụ. Tình trạng này không phải người niềng nào cũng bị, nhưng đây cũng là một trong những cảm giác khiến bệnh nhân thấy đau nhức. 

  • Độ nhạy cảm của mỗi người

Mỗi bệnh nhân có cơ địa không giống nhau, độ nhạy cảm và ngưỡng chịu đau khác nhau nên trải nghiệm của từng người cũng có sự khác biệt. Một số người “tận hưởng” quá trình niềng răng vô cùng nhẹ nhàng. Trong khi một vài người khác lại có cảm giác đau, khó chịu thậm chí là ngại ăn uống. 

Tuy nhiên, lưu ý rằng cảm giác đau và khó chịu thường chỉ là tạm thời, mang tính thời điểm và sẽ giảm đi sau một thời gian ngắn khi cơ thể và răng thích ứng với quá trình. Nếu tình trạng của bạn bị đau kéo dài hoặc diễn biến nghiêm trọng hơn thì cần phải đến phòng khám kiểm tra và xử lý ngay. 

Bật mí bí quyết giảm đau khi niềng răng

Có khá nhiều “mẹo” để giảm đau khi niềng răng. Dưới đây là một số cách cho bạn tham khảo, hãy xem tình trạng thực tế của mình như thế nào để áp dụng phù hợp nhé.

  • Sử dụng đá lạnh

Nếu cùng niềng răng bị sưng, bạn có thể đặt túi chườm bằng đá lạnh lên vùng bị đau, nó có tác dụng giảm đau hiệu quả và có thể thực hiện tại nhà.

  • Sử dụng sáp nha khoa

Khi mới gắn hệ mắc cài, phần má – nướu – môi – lười chưa quen nê thường gây ra cảm giác khó chịu và vướng víu. Đặt nhẹ sáp nha khoa lên các vị trí khó chịu sẽ làm dịu những cảm giác này. 

  • Súc miệng bằng nước muối ấm

Lúc niềng răng, khi mới gắn bộ niềng, có thể xảy ra các vấn đề môi – má – nướu bị trầy xước gây khó chịu. Súc nước muối ấm sẽ giúp diệt khuẩn và giảm đau vô cùng tốt. 

  • Massage nhẹ nhàng vùng nướu

Massage là một phương pháp tốt khi bị đau nhức kể cả khi bạn đau vùng miệng. Khi massage vùng răng nướu, khí huyết lưu thông tốt hơn giúp dịu phần nào cơn đau khó chịu. Bạn chỉ cần xoa nhẹ nhàng khắp các nướu răng sẽ thấy thư giãn hơn rất nhiều.

  • Uống thuốc giảm đau

Trong trường hợp bệnh nhân nhạy cảm và bị quá đau, uống thuốc giảm đau cũng là một cách giảm đau khi niềng răng. Nhưng việc sử dụng thuốc gì và uống như thế nào thì phải thực hiện theo toa kê chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, không được phép tự uống hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau. 

  • Ăn các loại thức ăn mềm, tránh ăn uống quá nóng hay quá lạnh

Trong quá trình niềng răng, nhất là những ngày bị đau nhức thì nên ăn thức ăn mềm, cắt nhỏ đồ ăn ra sẽ giảm sức nhai và đỡ đau hơn. Đồng thời, cũng hạn chế ăn uống những thứ quá nóng hoặc quá lạnh bởi nó sẽ dễ gây kích ứng khiến răng và nướu không mấy dễ chịu.

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đầu tiên phải bảo đảm quy trình vệ sinh răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đánh răng bằng bàn chải mềm sau khi ăn để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám, mảnh vụ thức ăn bị tồn đọng ở mắc cài gây sâu răng, viêm nhiễm. 

  • Nhờ bác sĩ hỗ trợ

Nếu đã áp dụng mọi biện pháp giảm đau đúng cách nhưng cơn đau không suy giảm sau một thời gian, hãy gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kiểm tra lại tổng quan và tư vấn cụ thể hơn với tình trạng của bạn. 

Xem thêm: TRẢI NGHIỆM CÁC GIAI ĐOẠN NIỀNG RĂNG MẮC CÀI

PHƯƠNG PHÁP NIỀNG RĂNG TRẺ EM HIỆU QUẢ HIỆN NAY

Phương pháp niềng răng trẻ em

Nội Dung Chính

Phương pháp niềng răng rất phổ biến và đã trở thành xu hướng làm đẹp răng miệng rất hiệu quả cho tất cả mọi người. Nó xử lý được tình trạng răng mọc lệch, mọc không đều, khấp khểnh, hô hay móm … Hôm nay, Nha khoa Sao Mỹ chia sẻ cùng bạn phương pháp niềng răng trẻ em hiệu quả nhất hiện nay. 

Lợi ích của phương pháp niềng răng trẻ em

Phương pháp niềng răng trẻ em nghĩa là sử dụng một số khí cụ nha khoa chuyên dụng để cấu trúc lại hàm răng cho bé. Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để thực hiện phương pháp niềng răng trẻ em là trong khoảng từ 6 đến 12 tuổi. Bởi đây là giai đoạn thuận lợi và dễ dàng nhất cho việc định hình xương hàm và điều chỉnh răng hàm. 

Niềng răng trẻ em tại “thời điểm vàng” mang đến nhiều lợi ích cho sinh hoạt và cả tương lai về sau.

Về mặt thẩm mỹ

Niềng răng trẻ em sớm sẽ giúp các bé nhanh chóng sở hữu cấu trúc xương hàm cân đối và hàm răng đẹp. Bên cạnh đó, niềng răng còn khắc phục được tình trạng răng mọc lệch lạc. Và hỗ trợ định vị đúng vị trí cho răng vĩnh viễn trong quá trình thay răng. Từ đó, gương mặt và khuôn miệng trở nên hài hoa, nụ cười duyên dáng hơn. 

Chỉnh chuẩn khớp cắn và đảm bảo chức năng nhai

Khi chỉnh nắn và điều hướng được hàm và răng mọc lộn xộn sẽ giúp chuẩn lại khớp cắn. Ngoài ra, các trường hợp như hô, móm, cười hở nướu … đều có thể cải thiện nếu áp dụng phương pháp niềng răng sớm. Vì ở lứa tuổi từ 6 – 12, xương hàm còn phát triển nên việc tác động điều chỉnh sẽ thuận tiện hơn. Khi khớp cắn chuẩn thì chức năng nhai của răng được phát huy tốt, đảm bảo sức khoẻ tổng thể. 

Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Kết quả của phương pháp niềng răng trẻ em sẽ giúp vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn. Theo đó, có thể phòng ngừa các bệnh lý răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm nướu, nha chu, viêm tuỷ, loét miệng, … 

Các phương pháp niềng răng trẻ em

Phương pháp niềng răng trong suốt – Invisalign

Invisalign là phương pháp niềng răng trẻ em hiện đại nhất tính tới thời điểm hiện tại. Phương pháp niềng răng này sử dụng bộ khay niềng trong suốt được làm từ nhựa nha khoa cao cấp. Bộ khay niềng được thiết kế riêng mang tính cá nhân hoá tuỳ thuộc vào tình trạng hàm, ôm sát chân răng nên tạo sự thoải mái cho trẻ. Hơn nữa, nó không hề gây đau và không có cảm giác vướng víu, khó chịu trong suốt quá trình niềng răng. 

Bên cạnh tính thẩm mỹ cao và tiện dụng, bé có thể tháo gỡ dễ dàng khi ăn uống, vệ sinh răng miệng nên cũng hạn chế nguy cơ các bệnh lý răng miệng hay viêm nhiễm. 

các phương pháp niềng răng trẻ em

Phương pháp niềng răng trẻ em bằng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp lâu đời và phổ biến nhất, cũng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con em của mình. Bác sĩ sẽ sử dụng mắc cài bằng kim loại cố định trên răng. Dây cung thì cố định trong rãnh trượt bằng các dây thun chuyên dụng nha khoa. Dây thun này có độ đàn hồi tốt sẽ hỗ trợ cho răng dịch chuyển ổn định theo định hướng. 

Niềng răng trẻ em bằng mắc cài sứ

Phương pháp niềng răng mắc cài sứ là giải pháp cải thiện thẩm mỹ hơn của mắc cài kim loại. Các mắc cài được được làm bằng sứ cao cấp kết hợp với dây cung kim loại. Xét về công dụng và kỹ thuật thì nó tương tự như niềng răng bằng mắc cài kim loại. Nhưng xét về mặt thẩm mỹ và sự thoải mái thì nó hơn hẳn bởi mắc cài sứ có màu giống men răng thật và kích thước cũng nhỏ gọn hơn. 

Niềng răng bằng mắc cài tự khoá

Phương pháp niềng răng mắc cài tự khoá (hay tự động) là kỹ thuật cải tiến của mắc cài cố định. Giải pháp này không còn sử dụng dây thun, thay vào đó là nắp trượt đóng mở tự động cho phép giữ chặt dây cung bên trong. Quá trình niềng răng diễn ra liên tục, đều đặn và chủ động, không hề bị ngắt quãng. Có thể xem đây là bộ mắc cài được thiết kế thông minh. Đồng thời, nó cũng tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian bởi không cần phải đến phòng khám nha quá nhiều để thực hiện kỹ thuật “siết” dây trong quy trình niềng răng. 

Lưu ý quan trong trọng phương pháp niềng răng trẻ em

Hậu quả khi niềng răng muộn

Đôi khi cha mẹ chủ quan vì nghĩ con mình còn nhỏ nên không quyết định niềng răng cho bé sớm. Sự khiếm khuyết và chưa thẩm mỹ của răng miệng khiến trẻ bị mặc cảm, thiếu tự tin trong giao tiếp. Điều này lâu ngày sẽ dần hình thành tính cách rụt rè, khép kín, thậm chí là suy nghĩ phát triển theo chiều hướng tiêu cực. Và cuối cùng đó là ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. 

Một số tác hại điển hình nếu niềng răng muộn:
  • Răng thưa: Khe răng hở rộng đầu tiên sẽ gây mất thẩm mỹ. Các mảng thức ăn thừa dễ dàng bám vào và phát sinh vi khuẩn gây hại cho răng miệng. Ngoài ra, còn ảnh hưởng không tốt đến khả năng phát âm tròn chữ về sau. 
  • Hô, móm: Sự tự ti và ngoại hình sẽ khiến bé thụ động trong giao tiếp, thu mình trước xã hội. Đồng thời, hàm răng không đều sẽ làm giảm chức năng nhai, lâu dần dẫn đến chứng đau khớp thái dương. Sâu xa hơn, nó còn có thể gây rối loạn hệ tiêu hoá.
  • Răng mọc chen chúc, lộn xộn trên khung hàm: Thực tế, răng mọc sai chỗ và không ngay ngắn rất khó để vệ sinh. Điều này dễ dẫn đến các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu, nha chu, …

Chú trọng chăm sóc vệ sinh và ăn uống sau khi niềng răng cho trẻ

Vệ sinh răng miệng
  • Sử dụng bàn chải chuyên dụng theo tư vấn của nha sĩ. Nên vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày là tốt nhất.
  • Thường xuyên cho bé súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý sau các bữa ăn để loại bỏ các mảng bám thức ăn dính vào răng.
  • Nếu bất kỳ có vấn đề hay hiện tượng gì không thoải mái thì phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra và xử lý kịp thời.
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý
  • Nên cho bé ăn thực phẩm mềm và không quá khó khi nhai, hạn chế ăn đồ ăn cứng hay phải cắn quá nhiều. 
  • Bổ sung thêm cho bé các thực phẩm chứa nhiều vitamin D.
  • Hạn chế cho ăn các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh.