CHỐNG CHỈ ĐỊNH NIỀNG RĂNG TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Niềng răng là giải pháp chỉnh nha thẩm mỹ phổ biến và vô cùng hiệu quả. Thời gian qua, niềng răng cũng đã trở thành một xu hướng làm đẹp răng miệng. Thế nhưng, cũng có những trường hợp không thể sử dụng phương pháp này. Cùng Nha khoa Sao Mỹ tìm hiểu về những trường hợp chống chỉ định niềng răng nhé!

Những trường hợp được chỉ định niềng răng

Khuyết điểm răng miệng không chỉ ảnh hưởng thẩm mỹ ngoại hình mà còn trở ngại chức năng nhai, phát âm, … Việc khắc phục, cải thiện, nâng cao vẻ đẹp khuôn mặt và nụ cười cũng như sức khỏe răng miệng là nhu cầu cấp thiết. Niềng răng là một trong những giải pháp hoàn hảo để chỉnh nha tạo nét lại cho nụ cười xinh với gương mặt hài hoà. Những trường hợp nên tiến hành niềng răng càng sớm càng tốt:

  • Tình trạng hô vẩu do răng
  • Móm do nguyên nhân từ răng
  • Răng mọc lộn xộn, mọc lệch 
  • Răng mọc thưa, răng hở kẽ

Có những trường hợp răng hàm bị khiếm khuyết nghiêm trọng, cần phải phẫu thuật trước rồi mới niềng răng sau tuỳ vào tình trạng mỗi người. Để biết cụ thể tình trạng răng miệng của mình với lộ trình điều trị phù hợp, bạn cần được khám và tư vấn chuyên môn từ bác sĩ chuyên khoa. Nha khoa Sao Mỹ có dịch vụ khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí, liên hệ ngay nếu bạn cần được hỗ trợ nhé.

Chống chỉ định niềng răng cho những trường hợp nào?

Mặc dù niềng răng là giải pháp hoàn hảo để chỉnh nha và cải thiện thẩm mỹ gương mặt, nụ cười. Dù rất tốt nhưng rất tiếc là không thể áp dụng cho mọi trường hợp. Đầu tiên, cần phải xem xét tình trạng răng miệng thực tế rồi mới quyết định được kế hoạch điều trị. Những trường hợp dưới đây sẽ chống chỉ định niềng răng nếu không muốn xảy ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Người đang mắc bệnh nha chu sẽ bị chống chỉ định niềng răng

Nha chu là triệu chứng nhiễm trùng nướu nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài sẽ phá huỷ dần các mô nâng đỡ răng sẽ gây tụt nướu, tiêu xương hàm và răng sẽ suy yếu. Nếu niềng răng trong tình trạng này, không chỉ gây đau đớn khó chịu mà còn còn khiến răng bị lung lay dẫn đến mất răng vĩnh viễn. Để biết có thể niềng răng được hay không, trước hết phải điều trị dứt điểm bệnh nha chu rồi mới xem xét tiếp.

Răng đã được bọc sứ hoặc đã trồng răng giả

Nguyên tắc của niềng răng là tác động lực lên răng để sắp xếp răng về đúng vị trí mong muốn thông qua khí cụ niềng. Vậy nên với trường hợp răng bọc sứ, đặc biệt là răng giả thì rất nhạy cảm, cần phải xem xét kỹ lưỡng mới có thể quyết định. 

Không phải mọi trường hợp răng bọc sứ đều không thể niềng răng nhưng hầu hết là bị hạn chế. Nếu phần cùi răng quá ít hoặc không chắc thì hoàn toàn không nên niềng răng bởi sẽ bị biến xứng với sức khỏe răng hàm. Hơn nữa, răng bọc sứ khá bõng và nhắn nên độ bám kém là điều kiện không thuận lợi để niềng răng. Với trường hợp trồng răng giả thì chắc chắn sẽ chống chỉ định niềng răng là điều không quá khó hiểu.

Cấu trúc răng và xương hàm yếu

Nhiều trường hợp cấu trúc răng và xương hàm không được mạnh khoẻ. Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc bệnh lý răng miệng gây nên. Tuy nhiên trong trường hợp này thì cũng sẽ chống chỉ định niềng răng cho đến khi răng và hàm trở nên khỏe mạnh (nếu có thể điều trị). Răng và hàm yếu nếu vẫn cố chấp niềng răng thì thành quả niềng răng sẽ không giữ được lâu dài mà nặng hơn là có thể gây biến chứng khiến răng yếu hơn và có thể mất răng. 

Mắc bệnh lý khác

Những người mắc những bệnh lý khác như động kinh, tâm thần, tim mạch, tiểu đường, ung thư, … cũng nằm trong trường hợp chống chỉ định niềng răng. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể kém, dễ vị viêm nhiễm và lâu hồi phục nên khó có thể đáp ứng yêu cầu niềng răng. 

Bên cạnh đó, những phản ứng phụ trong quá trình niềng răng như đau đớn, căng thẳng và bất tiện ăn uống sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thể trạng khi đang mắc bệnh. 

Xem thêm: SO SÁNH NIỀNG RĂNG TRẺ EM VS NIỀNG RĂNG NGƯỜI LỚN

NIỀNG RĂNG TRONG SUỐT INVISALIGN – Mang đến nụ cười vạn người mê

invisalign

Nội Dung Chính

Ngày nay, chắc không ai còn xa lạ với cụm từ niềng răng trong suốt Invisalign khi muốn làm đẹp thêm nụ cười của mình. Nó còn được gọi là niềng răng không mắc cài Giải pháp này được công nhận là một trong những phát sinh đỉnh nhất thời đại trong lĩnh vực nha khoa. Hãy cùng Nha khoa Sao Mỹ tìm hiểu xem vì sao niềng răng trong suốt Invisalign là giải pháp tối ưu cho nụ cười vạn người mê nhé!

Thẩm mỹ nha khoa bằng niềng răng trong suốt Invisalign là gì?

Niềng răng trong suốt Invisalign là giải pháp niềng răng thẩm mỹ không sử dụng mắc cài cố định truyền thống. Phương pháp niềng răng Invisalign sử dụng bộ khay niềng trong suốt được làm từ nhựa nha khoa đặc biệt thay thế cho các mắc cài cổ điển. 

Theo thông tin, khái niệm niềng răng trong suốt Invisalign xuất hiện từ những năm 1970 nhưng đến năm 1997 thì công nghệ này mới được hoàn chỉnh và đưa vào áp dụng diện rộng. Thật ngạc nhiên là kỹ thuật đỉnh cao này lại được tìm ra bởi một người không nổi tiếng trong ngành – Zia Chishti cùng bạn của mình. Ý tưởng hay ho này xuất hiện khi anh ấy đang ở giai đoạn cuối của quy trình niềng răng của mình bằng phương pháp niềng răng mắc cài kim loại truyền thống. 

Niềng răng trong suốt Invisalign phù hợp với đối tượng nào?

Thực tế, rất nhiều người ưa chuộng niềng răng trong suốt Invisalign, ngoài việc mang lại hiệu quả cao, nó còn nổi trội về tính thẩm mỹ. Bởi tính thân thiện và thẩm mỹ của nó nên gần như phù hợp với mọi lứa tuổi. 

Vậy, những trường hợp răng miệng nào có thể sử dụng giải pháp niềng răng trong suốt Invisalign?

Răng mọc lệch lạc, mọc chen chúc, mọc lộn xộn. Hay trường hợp răng hô, móm, khớp cắn không chuẩn … Tất cả đều có thể dùng công nghệ niềng răng trong suốt Invisalign để xử lý để mang đến một khuôn mặt hài hoà, nụ cười tự tin và mãn nhãn. 

Tuy vậy, niềng răng trong suốt Invisalign cũng có hạn chế với trường hợp đặc biệt như là đang có bệnh lý về răng miệng hoặc răng hàm quá yếu. Trong trường hợp bị bệnh lý răng miệng thì cần phải điều trị dứt điểm trước rồi mới xem xét đến quá trình niềng răng. Còn với trường hợp hàm và răng đã bị yếu do tuổi tác hoặc hậu quả của bệnh lý răng miệng kéo dài thì không thể niềng răng được dù là với kỹ thuật nào.

niềng răng trong suốt invisalign dành cho mọi lứa tuổi

Ai thường lựa chọn giải pháp Invisalign?

Về mặt hiệu quả thì không có bất kỳ điều gì phải nghi ngờ về kỹ thuật niềng răng Invisalign nhưng liệu nó có dành cho tất cả mọi đối tượng?

Câu trả lời là có và không. CÓ là vì mọi đối tượng và lứa tuổi đều phù hợp với niềng răng trong suốt Invisalign. Nhưng KHÔNG là vì chi phí khá cao, dao động từ khoảng 35 – 120 triệu nên cũng hơi kén đối tượng. Thông thường, người lớn có đặc thù công việc phải giao tiếp, đối ngoại nhiều thì sẽ ưu tiên lựa chọn Invisalign cho hành trình niềng răng. Còn lại, nếu ai không quá phiền bởi hệ mắc cài hoặc trẻ em thì thường sẽ lựa chọn phương pháp niềng răng truyền thống bởi chi phí sẽ thấp hơn nhiều. 

Niềng răng trong suốt Invisalign được tiến hành ra sao?

Có nhiều lý do để niềng răng trong suốt Invisalign được công nhận là cột mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của công nghệ nha khoa. Thứ nhất là về tính thẩm mỹ là yếu tố quan trọng nhất bởi nó tinh tế tới mức dường như không ai biết là bạn đang trong quá trình niềng răng. Thứ hai là tính linh hoạt khi áp dụng bởi nó phù hợp với gần như mọi trường hợp. Cuối cùng là sự tiện dụng và sự hiệu quả của nó. 

Quy trình niềng răng Invisalign được triển khai theo các bước sau:

1. Thăm khám và chụp phim

Đây là bước đầu tiên để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng.

2. Tư vấn

Sau khi khám và có kết quả kiểm tra về trạng thái răng miệng của bạn. Bác sĩ sẽ tư vấn về phương pháp, tổng quan lộ trình chỉnh hình răng với kỹ thuật niềng răng.

3. Lên kế hoạch điều trị

Khi bạn đã nắm và hiểu rõ về vấn đề răng miệng của mình. Cũng như thống nhất về phương pháp niềng răng thì bác sĩ sẽ vạch ra một kế hoạch chi tiết cho quá trình điều trị dành riêng cho bạn. 

4. Lấy dấu răng và sản xuất khay niềng Invisalign

Mỗi người sẽ có vấn đề về răng hàm khác nhau nên bước này rất quan trọng và cần sự chuẩn xác đến từng chi tiết. Niềng răng là một hành trình dài, mỗi giai đoạn là một chiếc khay niềng khác nhau được thiết kế khớp với tình trạng tại thời điểm đó để đạt được mục đích cho giai đoạn tiếp theo. Nói một cách dễ hiểu, các khay niềng đều được thiết kế riêng dành cho mỗi cá nhân cho từng giai đoạn chỉnh nắn. 

5. Mang khay niềng răng trong suốt theo chỉ định

Mỗi người sẽ có kế hoạch và lộ trình niềng răng khác nhau tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của họ. Số khay niềng cũng vậy, khác nhau về số lượng lẫn thiết kế, dao động trong khoảng từ 12 đến 48 khay. 

6. Khám định kỳ

Mặc dù kế hoạch điều trị đã được lên khá chi tiết, khay niềng cũng được thiết kế và sản xuất chuẩn xác. Những người niềng răng cần đến khám định kỳ, thông thường khoảng 2-3 tuần/ lần để kiểm tra mức độ dịch chuyển của răng. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra xem răng và hàm có được di chuyển theo đúng kế hoạch không. Trong trường hợp có vấn đề thì sẽ ngay lập tức điều chỉnh kế hoạch để đưa xử lý. 

7. Tháo khay niềng, hoàn tất quá trình niềng răng

Sau khi bác sĩ xác nhận đã kết thúc lộ trình niềng răng thì bạn có thể tháo niềng. Tuy nhiên cũng đừng có chủ quan, hãy thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ để chăm sóc và duy trình thành quả nhé.

NIỀNG RĂNG INVISALIGN – Kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ tiên tiến nhất hiện nay

invisalign

Nội Dung Chính

Niềng răng Invisalign còn gọi là niềng răng trong suốt hay niềng răng không mắc cài là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ thực sự đặc biệt. Invisalign hoàn toàn khác so với những gì ta có thể hình dung về niềng răng từ trước đến nay. Có thể nói rằng, niềng răng Invisalign là kỹ thuật nha khoa thẩm mỹ tiên tiến nhất hiện nay. Hãy cùng Nha khoa Sao Mỹ tìm hiểu về nó nhé!

Phương pháp niềng răng Invisalign là gì?

Niềng răng Invisalign là kỹ thuật niềng răng không dùng mắc cài trong quá trình chỉnh nha. Biện pháp chỉnh nha sử dụng các khâu trong suốt được thiết kế theo khuôn răng của từng người để chỉnh nắn khung hàm và răng. 

Sự khác biệt của niềng răng Invisalign

Nhìn chung, bác sĩ sẽ dựa trên cấu trúc răng đặc trưng của mỗi người để thiết kế các khay niềng theo định hướng chỉnh nắn phù hợp. 

Mỗi lần chuyển sang giai đoạn mới của quá trình điều chỉnh răng hàm thì khay niềng sẽ được thay đổi để phù hợp với tình trạng thực tế. Nó sẽ được lên kế hoạch và đánh số thứ tự rõ ràng, cụ thể từ khay đầu tiên cho đến khay cuối cùng. Trung bình, chúng ta sẽ sử dụng 1 khay trong khoảng 2 tuần tuỳ vào mỗi trường hợp. Sau mỗi lần thay đổi khau niềng, răng có thể được chỉnh nắn được khoảng 0,25 mm tới vị trí chuẩn mong muốn. 

Trong hành trình niềng răng Invisalign, mỗi người thường sẽ tất cả khoảng 20 – 40 khay niềng tuỳ thuộc vào tình trạng hàm, độ lệch ban đầu của răng. Mặc dù khay niềng có thể tháo ra và đeo vào một cách dễ dàng, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất thì phải đeo khay ít nhất 22 tiếng/ ngày. 

Niềng răng Invisalign dành cho ai?

Invisalign là phương pháp niềng răng được yêu thích nhất hiện nay bởi nó vô cùng thân thiện, phù hợp với mọi lứa tuổi. 

Những tình trạng răng miệng có thể áp dụng kỹ thuật niềng răng Invisalign: Răng mọc lệch, chen chúc nhau hay mọc lộn xộn. Tình trạng bị hô (răng mọc chếch ra phía trước) ảnh hưởng chức năng nhai cũng như thẩm mỹ khuôn mặt. Trường hợp khớp cắn lệch, ngược (móm) …

Niềng răng Invisalign có thể dành cho mọi đối tượng, chỉ trừ một số trường hợp quá đặc biệt do bệnh lý hoặc hàm và răng đã quá yếu mà thôi. Nếu ai muốn niềng răng nhưng vẫn yêu cầu tính thẩm mỹ trong suốt quá trình niềng thì Invisalign là giải pháp không thể tốt hơn. Nó còn dành cho người bận rộn bởi người niềng răng không cần phải đến phòng khám nha khoa quá nhiều lần để chỉnh nắn như niềng răng mắc cài. 

Lịch sử của phương pháp niềng răng invisalign

Lịch sử của kỹ thuật niềng răng truyền thống

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng niềng răng đã có từ thời Ai Cập cổ đại thông qua việc khám nghiệm các xác ướp. Việc chỉnh sửa răng được thực hiện bởi những sợi dây làm bằng da động vật được bố trí chạy dọc hàm răng. Điều này cho thấy rằng, sở hữu một hàm răng đẹp đều đã được con người chú trọng từ nhiều ngàn năm trước. 

Cột mốc tiếp theo trong lịch sử niềng răng có lẽ là thời La Mã cổ đại, gắn liền với tên tuổi của Aulus Cornelius Celsus, được xem là cha đẻ của kỹ thuật niềng răng. Celus đã đưa ra giả thuyết và chứng minh rằng răng có thể dịch chuyển từ từ và sắp xếp lại khi được tác động lực đều đặn trong một thời gian dài. 

Lịch sử nha khoa đã có thời gian bị đình trệ và chìm trong thời kỳ đen tối bởi nhiều biến cố chiến tranh, thiên tai, … Đến thế kỷ 19 thì mới có dấu hiệu khởi sắc với phát minh mô hình nẹp nha khoa của Christophe Francois Delabarre vào năm 1819. Ban đầu, nó có cấu tạo như một chiếc lồng để căn chỉnh hàm răng. Đến năm 1843, Tiến sĩ Edward Maynard đã cải tiến bằng cách sử dụng vật liệu dẻo. Và 7 năm sau đó, EJ Tucker đã cải tiến lần nữa thành những dải chất dẻo nhỏ để tăng hiệu quả quá trình niềng răng. 

Điểm sáng và cũng là bước phát triển vượt bậc của kỹ thuật niềng răng là vào thế kỷ 20. Người ta phát hiện ra chất kết dính có thể sử dụng để gắn bộ niềng ở mặt trước của răng. Bên cạnh đó, niềng răng bằng mắc cài kim loại không gỉ cũng bắt đầu được áp dụng và trở thành thời kỳ bùng nổ của việc niềng răng. 

Sự ra đời của kỹ thuật niềng răng Invisalign

Khái niệm niềng răng Invisalign (niềng răng vô hình hay trong suốt) xuất hiện từ những năm 1970 nhưng đến năm 1997 thì công nghệ này mới được hoàn thiện bởi Zia Chishti. 

Một câu chuyện khá thú vị về sự ra đời của ý tưởng về niềng răng Invisalign của Zia Chishti khi anh vừa hoàn tất quá trình niềng răng của mình. Khi ấy, bác sĩ yêu cầu Zia đeo một chiếc máng cố định để củng cố định hình sau niềng. Cái máng có 1 thanh loại chạy ngang răng cửa có thể tháo lắp dễ dàng. Trong một khoảnh khắc, Christi nhận thấy rằng việc đeo máng răng cũng có thể chỉnh nắn răng một cách đơn giản, thuận tiện hơn. Hơn nữa, việc có thể tháo lắp khi vệ sinh là vô cùng hữu ích. Đặc biệt, cải thiện được sự lo lắng về một “nụ cười sắt” của mắc cài kim loại một cách hoàn hảo. 

Zia Chishti sáng chế niềng răng Invisalign
Zia Chishti - "Cha đẻ" của ý tưởng về niềng răng Invisalign

Từ ý tưởng ấy, Chishti kết hợp với người bạn Kelsey Wirth cùng với việc áp dụng công nghệ hình ảnh 3D để theo dõi sự di chuyển và hiệu quả của việc điều chỉnh răng. Trên nền tảng đó, họ tiếp tục nghiên cứu các máng nhựa phù hợp với từng giai đoạn để giúp đưa răng về từng vị trí mong muốn với hiệu quả cao nhất. 

Đến năm 2000, kỹ thuật và sản phẩm niềng răng Invisalign đã hoàn chỉnh và được thị trường chấp nhận. Nó trở nên thông dụng, được ưa chuộng nhất trong ngành chỉnh nha cho đến thời điểm hiện tại. 

Chishti-Wirth_invisalign